Có rất nhiều cách trị ho cho trẻ hiệu quả, giúp làm giảm bớt cơn ho, đau họng nhanh. Nhưng nếu không được áp dụng đúng cách sẽ dẫn đến nguy hiểm cho trẻ.
Các nguyên nhân gây ra những cơn ho của bé các mẹ nên biết?
Những cơn ho thường là biểu hiệu của cơ thể trẻ đang phản ứng lại với các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài, hạn chế việc xâm nhập của dị vật hoặc tham gia vào việc tống xuất dịch tiết. Những nguyên nhân thường gặp khiến bé bị ho bao gồm:
-
Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Nhiễm trùng đường hô hấp trên là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho kéo dài ở trẻ em. Bệnh xuất hiện do nhiễm virus, nhiễm khuẩn, lây nhiễm từ trường học, nhà trẻ. Trẻ thường bị ho kéo dài trên 6 – 7 ngày. Ngoài triệu chứng ho kéo dài, bệnh nhi còn có các triệu chứng khác như sốt, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, mệt mỏi,…
-
Hen phế quản
Hen phế quản (hen suyễn) ở trẻ em là bệnh lý co thắt và viêm mạn tính đường hô hấp dưới, gây viêm khí quản, hạn chế luồng không khí vào phổi, gây triệu chứng thở rít tái phát. Trẻ dưới 3 tuổi thường bị ho kéo dài khi bị hen phế quản. Phấn hoa, lông thú, khí thải, khói thuốc và một số thực phẩm nhất định,… có thể gây hen phế quản ở trẻ. Trẻ thường xuất hiện nhiều đợt ho khan, ho từng cơn tái phát, tức ngực và thở rít. Thường các bé sẽ bị viêm tiểu phế quản trên 3 lần trước 2 tuổi.
-
Chảy dịch mũi sau
Khi cơ thể trẻ sản sinh ra lượng chất nhầy quá mức có thể gây chảy dịch mũi sau. Chất nhờn sẽ chảy xuống phía sau cổ họng, kích thích dây thần kinh và các thụ thể, gây ho kéo dài ở trẻ em. Đây là triệu chứng thường gặp của tình trạng dị ứng và nhiễm virus. Loại ho này có đờm hoặc không có đờm, thường nặng hơn vào ban đêm. Trẻ sẽ bị ngứa cổ, hắt hơi, mắt ngứa, chảy nước mắt và có thể bị nổi chàm nếu nguyên nhân là do dị ứng.
-
Trào ngược dạ dày – thực quản
Ợ nóng (hoặc trào ngược dạ dày – thực quản) là nguyên nhân phổ biến gây ho mạn tính ở cả trẻ em và người lớn. Tình trạng này thường xảy ra khi axit từ dạ dày bị rò rỉ ngược trở lại đường ống thực phẩm. Bệnh có thể trở nặng khi trẻ nằm xuống vào buổi tối. Trẻ thường bị trào ngược sau ăn khoảng 30 – 60 phút, khi thay đổi tư thế hoặc trong bữa ăn do cơ thắt dưới thực quản tự mở ra.
-
Ho gà
Ho gà là bệnh do vi khuẩn gây ra, lây lan qua đường hô hấp. Bệnh có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tới người lớn. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện sau khi nhiễm trùng khoảng 5 – 10 ngày. Biểu hiện điển hình của bệnh là trẻ xuất hiện cơn ho từ 15 – 20 ngày, cơn ho kéo dài, đi kèm sốt, nôn trớ, ngừng thở, tím tái sau cơn ho, chậm nhịp tim,… Ở trẻ nhũ nhi (1 – 12 tháng tuổi), bệnh thường diễn biến nặng vì trẻ dưới 3 tháng tuổi chưa được tiêm vắc xin.
Cách chữa cơn ho dứt điểm cho bé không cần hay hạn chế sử dụng kháng sinh?
1. Cách chữa ho cho trẻ bằng hoa hồng bạch
Hoa hồng bạch không chỉ dùng để trang trí mà còn có tác dụng trị ho cho trẻ em và cả người lớn. Theo quan niệm của Đông y, loại hoa này có vị ngọt, tính ấm giúp kích thích lưu thông máu, tiêu thũng, kháng viêm, giảm ho.
Bên cạnh đó, các thành phần Carotene, canxi, kali và các vitamin như B, C, K có trong hoa hồng còn giúp tăng sức đề kháng và rất cần thiết cho sự phát triển thể chất của trẻ.
– Cách 1:
Chuẩn bị 15g hoa hồng bạch và 1 muỗng đường phèn. Cho cả 2 vào chén sứ đem hấp cách thủy 20 phút. Mỗi lần uống 2 thìa x 3 lần/ngày.
– Cách 2:
Dùng 15g cánh hoa hồng bạch hấp chung với 1 quả quýt xanh và 1 thìa mật ong. Chắt nước cho bé uống với liều lượng tương tự như trên. Trẻ lớn hơn có thể khuyến khích bé ăn cả xác để trị ho và n
2. Xông hơi trị ho cho trẻ
Xông hơi là một trong những liệu pháp trị ho cho trẻ không cần dùng thuốc đang được nhiều mẹ áp dụng. Giải pháp này giúp giảm ho bằng cách làm ẩm đường thở, kích thích lưu thông máu đến khu vực cổ họng nhằm cung cấp dưỡng chất giúp tổn thương do nhiễm trùng nhanh lành.
- Bạn cần chuẩn bị một chậu nước nóng
- Cho bé vào nhà tắm ngồi gần chậu nước và đóng kín cửa lại. Hãy chú ý trông bé cẩn thận tránh bị bỏng.
- Để tăng hiệu quả, có thể cho thêm vào chậu nước 2 – 3 giọt tinh dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu tràm. Những loại tinh dầu này có tác dụng sát khuẩn cổ họng, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
3. Dùng củ cải trắng chữa ho cho bé
Củ cải trắng là phương thuốc trị ho tự nhiên, an toàn cho bé. Thực phẩm này có tính thanh mát, giúp tiêu đờm, giải độc cho cơ thể. Qua đó giúp cải thiện tình trạng ho có đờm, viêm họng, viêm khí phế quản.
– Cách 1:
Chuẩn bị 1kg củ cải trắng, 250g gừng xắt nhuyễn và 300ml mật ong. Đem củ cải trắng ép lấy nước rồi nấu chung với gừng khoảng 10 phút. Cuối cùng cho mật ong vào quậy đều. Để hỗn hợp nguội rồi cất vào hũ kín dùng dần.
Mỗi lần lấy 5ml ( tương đương 1 muỗng canh ) cho trẻ uống. Đều đặn dùng 2 ngày 1 lần để bé nhanh hết đàm. Như vậy sẽ bớt ho và tổn thương trong đường thở cũng nhanh được chữa lành.
– Cách 2:
Dùng 200g củ cải trắng cắt nhỏ, đem nấu với 800ml nước trong 15 phút. Lọc nước cho bé uống nhiều lần trong ngày. Đây là cách trị ho cho trẻ không cần thuốc được nhiều mẹ áp dụng thành công.
4. Trị ho cho bé bằng trà thảo dược
Uống trà thảo dược, chẳng hạn như trà hoa cúc hoặc trà sả có thể giúp làm dịu cổ họng, giảm viêm, cải thiện tình trạng ho khan, ho có đờm của bé.
Bạn có thể cho con uống 1 – 2 cốc mỗi ngày. Điều quan trọng cần lưu ý là cho bé uống trà ấm, đừng thêm đá lạnh vào trong đồ uống. Nếu con bạn không thể uống trà nguyên chất, hãy thêm một chút đường hay mật ong vào đảm bảo bé sẽ rất thích.
5. Mẹo chữa ho cho bé bằng gừng
Gừng có mặt trong rất nhiều bài thuốc trị bệnh đường hô hấp như ho khan kéo dài, ho có đờm, viêm họng, viêm thanh quản… nhờ vào đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên. Loại gia vị này an toàn khi dùng với liều lượng hợp lý cho trẻ.
Hãy thêm 1/2 thìa nước cốt gừng vào trong ly sữa ấm cho bé uống. Ngoài ra, bạn có thể cho con uống trà gừng mật ong hoặc nấu nước gừng để bé tắm và ngâm chân vào buổi tối giúp trẻ giữ ấm cơ thể, giảm ho vào ban đêm.
6. Lá húng quế trị ho cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Thành phần caffeic acid trong húng quế được cho là có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, đồng thời ức chế sự phát triển của virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp ở trẻ. Đây chính là lý do vì sao dân gian thường sử dụng húng quế làm thuốc trị ho, viêm phế quản, viêm họng, cảm cúm.
Cách dùng:
- Trước tiên bạn cần có 1 bó húng quế, 2 quả khế chua và 50g đường phèn ( hoặc 10 ml mật ong ).
- Ép khế lấy nước. Húng quế nhặt lấy phần ngọn và lá non
- Cho hai nguyên liệu trên vào chén ăn sành, thêm đường phèn vào hấp cách thủy cho đến khi đường tan chảy hoàn toàn và cô đặc lại. Để nguội, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
- Mỗi ngày 3 lần lấy 2 thìa cho bé uống. Trước khi dùng nên hâm nóng lại hoặc pha với 1 chút nước ấm. Tránh để bé uống khi còn lạnh sẽ khiến đường thở bị kích ứng nặng hơn.
7. Mẹo trị ho cho trẻ cực hay từ lá diếp cá
Rau diếp cá còn được gọi là giấp cá hay ngư tinh thảo – một vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền với tính mát, giúp thanh nhiệt, tiêu độc, lợi tiểu, giảm sốt, long đờm, trị ho. Thảo dược này có thể dùng cho mọi đối tượng, kể cả trẻ em.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 bó rau diếp cá và 1 chén nước vo gạo lần 2
- Nhặt lá và thân non của cây diếp cá rồi đem giã nát
- Trộn nước vo gạo vào lá diếp cá rồi hấp cách thủy
- Cho bé uống ngày 2 – 3 lần cho đến khi cơn ho ngưng hoàn toàn
** Lưu ý: Mẹo trị ho cho trẻ không cần thuốc từ lá diếp cá không thích hợp cho các bé đang bị tiêu chảy.